Nguồn gốc người Việt – Phần 8
8. Người ta bận đồ gì ở Mán Bạc?
Tới đây, ta đã biết đàn ông Mán Bạc có 4 đám ở yhg O trong đó O-M95 là thổ dân Đông Nam Á và O-CTS2483 là di dân đá mới từ Xitoucun (Khê Đầu thôn), ta cũng cho rằng đám O-M95 trong nhóm Mán Bạc là tổ của ~35% đàn ông người Việt thời nay (hình 1).
Hình 1
Ở phần này, ta dùng thêm dữ liệu khảo cổ của vài nhóm đá mới ở miền bắc Việt Nam thí dụ Phùng Nguyên (Phú Thọ) và Lũng Hòa (Vĩnh Phúc) để tìm hiểu coi hai đám O2a2a1 và O2a2b1 trong nhóm Mán Bạc có phải là di dân đá mới từ Daxi (Đại Khê) và Lungshan (Long Sơn) hay chăng,
Vậy nhưng trước hết, để cho độc giả đỡ bị nhức đầu với mấy cái yhg mang tên dài thòn, tôi xin kể một chuyện ngồ ngộ.
8.1. ‘Trí khôn nhơn tạo’ và nguồn gốc người Việt
Gần đây độc giả ắt có nghe qua ‘ChatGPT’, một chương trình máy tính dùng ‘trí khôn nhơn tạo’ (artificial intelligence) để bắt chước nói chuyện với con người trên ‘internet’. Và thiệt là ChatGPT khôn lắm đa: nó biết soạn một khúc piano theo kiểu Mozart nhạc sỹ người Áo (1756–1791), nó biết viết lại cho dễ hiểu một đoạn văn [cầu kỳ] của Dostoievsky văn sỹ người Nga (1821–1881), nó cũng biết tìm sửa lỗi ‘code’ chương trình máy tính, và, may thay, nó nhận rằng nó khó khôn hơn người.[1]
Tôi thì thử ‘chat’ với nó bằng cách nêu ra ý này: Origin of Vietnamese people, hồi 9:41:38 AM ngày 12/5/2023.
ChatGPT trả lời như sau (nguyên văn), hồi 9:41:53 AM ngày 12/5/2023.
The origin of Vietnamese people is a complex and debated topic among historians and anthropologists. According to some scholars, the Vietnamese people are believed to be descendants of the Dong Son culture which flourished in Northern Vietnam around 1000 BCE. The Dong Son culture was known for its bronze casting techniques, agriculture, and textile production.
Other theories suggest that the Vietnamese people originated from a mix of indigenous tribes in the region as well as migrations from neighboring regions such as China and Southeast Asia. There are also theories that suggest a connection to ancient Austronesian cultures or even ancient Indian civilization.
Despite the various theories surrounding the origins of the Vietnamese people, what is clear is that their history is deeply intertwined with the history of Vietnam itself. From the first millennium BCE to the present day, the Vietnamese have undergone numerous changes and developments as a result of interactions with neighboring cultures, political upheavals, and social and economic transformations.
Đại khái có nghĩa như vầy:
- ‘Nguồn gốc người Việt’ là một câu chuyện rắc rối mà các nhà sử-học và nhơn-chủng-học còn đang cãi nhau. Có vị cho rằng người Việt là dòng dõi của văn hóa Đông Sơn hưng thạnh ở miền bắc Việt Nam khoảng 1000 BCE. Văn hóa Đông Sơn nổi tiếng nhờ nghề đúc đồng thau, nghề nông và nghề dệt.
- Có giả thiết cho rằng người Việt nảy ra do những đám thổ dân trong vùng pha trộn với những đám di dân từ bên Tàu và Đông Nam Á sang. Cũng có giả thiết gắn người Việt với văn hóa của người nói tiếng Austronesian thời xưa hoặc người Ấn thời xưa.
- Nguồn gốc người Việt dù có bao nhiêu giả thiết thì lịch sử của họ cũng rõ ràng gắn chặt với lịch sử của nước Việt. Từ một ngàn năm trước công nguyên cho tới ngày nay, người Việt đã thay đổi nhiều lắm, do qua lại với những nền văn hóa xung quanh, do biến động chính trị, xã hội và kinh tế.
Tôi có nhận xét như sau.
- Đoạn 1 nêu giả thiết người Việt là dòng dõi của văn hóa Đông Sơn.
Ferlus,[2] nhà ngôn-ngữ-học người Pháp, có nêu một giả thiết như vậy: ông cho rằng nhóm Đông Sơn đã chế ra cái chày dùng để xay hột lúa cho bung trấu, mà trong tiếng proto-Vietic họ gọi là *tʃ-reː (chày) và *tʃeː (xay).[3]
- Đoạn 2 nêu hai giả thiết: (1) người Việt nảy ra do những đám thổ dân trong vùng pha trộn với những đám di dân từ nơi khác tới, (2) người Việt có liên quan tới người nói tiếng Austronesian hoặc người Ấn thời xưa.
Giả thiết 1 thì na ná như giả thiết ‘hai lớp người’ mà ta đang tìm hiểu cho nhóm đá mới Mán Bạc từ phần 4 tới nay. Giả thiết 2 thì tôi được biết Souvignet (1855–1943), vị học giả – mục sư người Pháp sống và mất trên đất Việt,[4] đã nêu nhiều trường hợp tiếng Việt giống hệt tiếng Malay, một thứ tiếng Austronesian.[5]
- Đoạn 3 chẳng nêu ý gì rõ rệt.
Như vậy, bài viết của ChatGPT đã tóm lược một số giả thiết giải thích nguồn gốc người Việt [do học giả phương Tây viết bằng tiếng Anh] mà nó tìm ra trên internet, để giúp ta ‘update’ kiến thức liên quan tới chủ đề. Với số đông độc giả ‘amateur’ người Việt thì tôi nghĩ ChatGPT trả lời như vậy là hay rồi, dù nó ắt chưa làm hài lòng một số ít người am hiểu nhưng tôi chắc khó ai có thể bắt bẻ được gì. Ngoài ra, ta phải nhận rằng câu giới thiệu mà ChatGPT chêm vô ở đoạn 1 và câu kết luận mà nó chêm vô ở đoạn 3 thì thiệt là khéo, hèn chi nói nó biết viết văn cũng không ngoa.
Nhơn đây xin nhắc lại một ý đã nêu ở phần 3: nếu bạn thiệt tình muốn biết nguồn gốc người Việt, thì bạn – một người Việt chánh hiệu – cần xắn tay áo làm chuyện gì đó, hơn là ngồi chờ học giả phương Tây làm không công cho mình hoặc chờ ChatGPT trả lời miễn phí cho mình; mà chuyện dễ nhứt bạn có thể làm, đó là đi ‘test’ Y-DNA để biết mình ở yhg nào (tức nhiên phải trả phí). Nếu bạn thắc mắc muốn coi mặt mũi cái ‘chứng chỉ Y-DNA’ ra sao thì có một bổn ở phụ lục bên dưới làm thí dụ.
Bây giờ ta trở về chủ đề.
8.2. Dữ liệu
8.2.1. Phùng Nguyên
- V. Khẩn[6] mô tả 5 thứ di vật của văn hóa Phùng Nguyên:
- khuyên tai 4 mấu,
- qua,
- chương,
- bàn đập vỏ cây: nhiều hơn ba thứ trên, không có cán, cũng gặp ở Mán Bạc và cao nguyên miền trung (bàn đập có cán thì gặp ở những nơi khác thí dụ Hà Giang hoặc cao nguyên miền trung),
- chạc bằng gốm: nhiều hơn cả bốn thứ trên, chưa biết để làm gì, hay gặp nhứt ở văn hóa Daxi.
Ta có thêm dữ liệu liên quan tới Phùng Nguyên như sau.
- Qua: dòm giống y mẫu của văn hóa đá mới Fubin (Phù Tân) 2800–3500 BP bên Quảng Đông – Phước Kiến,[7] (hình 2 bên trái).
- Chương: dòm giống y mẫu của văn hóa đồng thau Erlitou (Nhị Lý Đầu) 1750–1530 BCE (hình 2 bên phải), mà Erlitou thì nảy ra từ văn hóa gốm đen Lungshan 3000–1900 BCE.
Hình 2. vẽ lại theo Higham.[8]
- Phùng Nguyên cũng có dọi (spindle whorl) dùng để se sợi dệt vải, nhưng không có dấu tích của khung cửi (loom). Người ta tìm thấy dấu tích xưa nhứt của một kiểu khung cửi kêu bằng ‘foot-braced loom’ ở Chiết Giang cách nay hơn 4500 năm nơi có văn hóa Liangzhu (Lương Chử) và Hemudu (Hà Mẫu Độ) (hỉnh 3).
Hình 3. (Buckley[9])
Kiểu khung cửi này ngày nay ta vẫn gặp nơi người Katu chẳng hạn (hình 4).
Hình 4. (N. Tiến[10])
- Đồ gốm Phùng Nguyên có lối trang trí giống mẫu của văn hóa Dawenkou (Đại Vấn Khẩu) 4300–2600 BCE và Yangshao (Ngưỡng Thiều) 5000–3000 BCE (hình 5).
Hình 5. (N. Q. Hung[11])
8.2.2. Lũng Hòa
Ở địa điểm này, người ta tìm được 12 ngôi mộ thời đá mới, có đồ chôn theo bên trong thí dụ rìu, đục, bàn mài, vòng tay, hạt chuỗi, nồi, bình, cốc, và điều khác thường trong gần hết các ngôi mộ là có xương hàm răng heo chôn theo người chết.[12]
Ta có thêm dữ liệu liên quan tới xương hàm heo chôn theo người chết, như sau.
- Ở những địa điểm của văn hóa Dawenkou, đôi khi có mấy ngôi mộ lớn chứa đầu heo bên trong.[13]
- Người ta tìm thấy ở Yangshao nhiều thứ đồ chôn trong mộ làm bằng gốm, đá, xương, ngọc thạch (jade, turquoise), ngà voi, và cả xương hàm dưới (mandible) của heo. Còn ở Lungshan thì mộ nhỏ hơn và đồ chôn theo, thí dụ xương sọ hoặc xương hàm heo, cũng ít đi.[14]
- Người ta tìm thấy xương hàm heo chôn theo người chết ở nhiều nơi bên Tàu hồi thời đồ đá.[15]
- Ở địa diểm Lajia (Lạt Gia) của văn hóa đồng thau Qijia (Tề Gia) 2200–1600 BCE bên Cam Túc, người ta tìm thấy một cái giống như đền thờ (altar), trong đền là một ngôi mộ chứa xương hàm heo và đồ ngọc thạch. Điều đó cho thấy ở miền bắc xứ Tàu từ thời đồ đá qua thời đồ đồng, con heo có giá trị như một món đồ lễ.[16]
- Ngay ở châu thổ phía tây sông Liêu bên Mãn Châu, nơi được cho là một cái ‘trung tâm’ thuần dưỡng heo, thì con heo cũng là món đồ lễ: người ta thường gặp sọ heo trong mộ chôn dưới nền nhà; còn ở văn hóa đá mới Xinglongwa (Hưng Long Oa) khoảng 8200–7400 BP, người ta tìm thấy nguyên bộ xương heo trong một ngôi mộ hạng sang.[17]
- Ở địa điểm Mán Bạc, trong ngôi mộ MB05M32, người ta tìm thấy một cái răng nanh trong hàm dưới một con heo rừng (Sus scrofa) với mấy cái chén gốm và một cái rìu bằng đá ‘nephrite’.[18]
8.2.3. Mán Bạc
Mán Bạc là nơi mà các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng xưa nhứt ở vùng châu Á – Thái Bình Dương cho thấy hai trường hợp ‘treponematosis’ ở một người lớn và một đứa nhỏ 7 tuổi, dường như là ghẻ cóc (yaws) do Treponema pallidum pertenue gây ra, và cho rằng bịnh này có lẽ là do di dân từ miền nam Đông Á đem qua.[19]
8.3. Thảo luận
Dữ liệu trên gợi ý rằng khoảng 4000 BP nhiều nhóm người đá mới từ miền nam Đông Á đã có mặt sanh sống khắp miền bắc Việt Nam, và họ đem sang những thứ như sau:
- qua: Fubin,
- chương: Lungshan,
- khung cửi: Liangzhu / Hemudu,
- trang trí đồ gốm: Dawenkou / Yangshao,
- tục chôn xương hàm heo theo người chết: khắp nơi bên Tàu hồi thời đá mới.
Vậy, dựa theo hình 1, ta cho rằng có ít nhứt ba đám người đã đem những thứ nêu trên sang miền bắc Việt Nam:
- O2a1: di dân từ Xitoucun,
- O2a2a1: di dân từ Daxi,
- O2a2b1: di dân từ Lungshan.
Wang et al[20] cũng nối văn hóa Phùng Nguyên và Hạ Long với miền nam Đông Á (hình 6).
Hình 6. (Wang et al20)
Chót hết, bàn đập vỏ cây để làm ‘vải’ (bark-cloth) thì có lẽ là sản phẩm của thổ dân ở miền bắc Việt Nam, bởi vì cây ‘sui’ (Antiaris toxicaria, bark cloth tree), một thứ cây có mủ độc, mà ngày nay người Bru (Vân Kiều) vẫn lấy vỏ cây đập ra làm áo và khố (hình 7-8), thì mọc hoang ở Việt Nam, chưa kể mấy thứ cây khác, thí dụ ‘hu đay’ (Trema orientale, charcoal tree), ‘đa’ (Ficus benghalensis, banyan) hoặc ‘cau rừng’ (Areca triandra, wild areca palm).[21]
Hình 7. Poncho làm bằng bark-cloth của người Bru (Vargyas21).
Hình 8. Poncho và khố của người Bru (Vargyas21)
Như vậy, ta hiểu người đá mới ở miền bắc Việt Nam đã biết dùng bark-cloth làm poncho/khố và có lẽ cũng biết dệt vải làm áo/váy để bận.
Riêng người nói tiếng Austronesian ở Đông Nam Á còn coi bark-cloth như cây cầu nối cõi người với cõi trên hoặc tổ tiên của họ.[22]
8.4. Phụ lục
Hình 9 cho thấy ông XYZ ở yhg J1 với marker M267; những người lái buôn ở Trung Đông đã mang marker này qua châu Âu, Trung Á, Ấn Độ và Pakistan.
Hình 9
[1] Arjun Gullbadhar, 2022, 5 Crazy ChatGPT results that will blow your mind! https://levelup.gitconnected.com/5-crazy-chatgpt-results-that-will-blow-your-mind-a9dabeba78eb
[2] Ferlus, Michel. 2009. A layer of Dongsonian vocabulary in Vietnamese. Journal of the Southeast Asian Linguistics Society 1:95-108
[3] http://sealang.net/monkhmer/dictionary/
[4] https://irfa.paris/en/missionnaire/1536-souvignet-emmanuel/
[5] Emmanuel Souvignet (1922) Les origines de la langue Annamite.
[6] Hán văn Khẩn, Thử tìm hiểu mối quan hệ của người Phùng Nguyên với những cư dân cùng thời ở Đông Nam Á và nam Trung Quốc, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần 2, 2004.
[7] GL Tan (2018) An introduction to the culture and history of the Teochews in Singapore.
[8] Charles Higham, The bronze age of Southeast Asia, Cambridge University Press 1996.
[9] Christopher Buckley, Looms, weaving and the Austronesian expansion, in Spirits and ships: Cultural transfers in early monsoon Asia ed Andrea Acri, Roger Blench and Alexandra Landmann (2017).
[10] Nguyễn Tiến (2022) Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu, https://www.qdnd.vn/xa-hoi/dan-toc-ton-giao/cac-van-de/giu-gin-nghe-det-tho-cam-cua-nguoi-co-tu-695194
[11] Nguyen Quang Hung, Aesthetic similarities between patterns on Phung Nguyen pottery in the North of Vietnam and those on ancient pottery in the Southeast Asia and South China, International Journal of Science and Research, Volume 10 Issue 2, February 2021.
[12] ST (2016) Di chỉ Lũng Hòa, http://vinhphuctv.vn/Qu%E1%BA%A3n-tr%E1%BB%8B/Tin-t%E1%BB%A9c-chung/ID/226912/Di-chi-Lung-Hoa
[13] Asian Art Museum Education Department (1999) Ancient China from the Neolithic period to the Han dynasty.
[14] Alison Ruth Weisskopf (2010) Vegetation, Agriculture and Social Change in Late Neolithic China: A phytolith study. Ph.D. thesis.
[15] HuaWang (2011) Animal subsistence of the Yangshao period in the Wei River valley: A case-study from the site of Wayaogou in Shaanxi Province, China. Ph.D. thesis.
[16] David Fargo (2014) Early bronze age animal use at Lajia, a Qijia culture site in Qinghai province, China. M.A. thesis.
[17] Brian Lander, Mindi Schneider, and Katherine Brunson. A history of pigs in China: from curious omnivores to industrial pork, The Journal of Asian Studies Vol. 79, No. 4 (November) 2020: 865–889.
[18] Damien G. Huffer and Trinh Hoang Hiep, Man Bac Burial Descriptions, in Man Bac: the excavation of a Neolithic site in Northern Vietnam, The Biology, ed Marc F. Oxenham, Hirofumi Matsumura and Nguyen Kim Dung (2011).
[19] Melandri Vlok, Marc Fredrick Oxenham, Kate Domett, Tran Thi Minh, Nguyen Thi Mai Huong, Hirofumi Matsumura, Trinh Hoang Hiep, Thomas Higham, Charles Higham, Truong Huu Nghia, and Hallie Ruth Buckleya (2020) Two probable cases of infection with Treponema pallidum during the neolithic period in northern Vietnam (ca. 2000–1500 B.C.) Bioarchaeology International, Volume 4, Number 1: 15–36.
[20] Wang W, Nguyen KD, Le HD, Zhao C, Carson MT, Yang X and Hung H-C (2022) Rice and millet cultivated in Ha Long Bay of Northern Vietnam 4000 years ago. Front. Plant Sci. 13:976138. doi: 10.3389/fpls.2022.976138
[21] Vargyas, Gábor (2016) Bark-cloth clothing of the Bru of Central Vietnam. In: Nagas, Birds, Elephants. Traditional Dress from Mainland Southeast Asia. Hopp Ferenc Kelet-Ázsiai Művészeti Múzeum, Budapest, pp. 194-223. ISBN 9789638749673
[22] Kotilainen, E. (2021). Cultural history of the Pacific and the bark cloth making in Central Sulawesi. In J. Siikala (ed.), Culture and History in the Pacific (pp. 202–216). Helsinki: Helsinki University Press. https://doi.org/10.33134/HUP-12-13
Nguồn bài viết: https://nghiencuulichsu.com/2023/05/16/nguon-goc-nguoi-viet-bai-8/