Lịch sử Việt Nam

Nguồn gốc người Việt – Phần 2

2.   Hòa Bình

2.1.  Giới thiệu

Hòa Bình là một ‘truyền thống làm đồ đá’ (lithic technological tradition),[1] gọi theo tên của tỉnh Hòa Bình ở miền bắc Việt Nam (viết tắt ‘VN’), nơi Madeleine Colani (1866–1943), nhà khảo cổ người Pháp, cuối những năm 1920, đã lần đầu tìm ra di tích – mà sau đó người ta cũng tìm thấy ở mấy tỉnh khác thí dụ Lai Châu, Tuyên Quang, Thanh Hóa.[2] Địa điểm xưa nhứt ở VN có di tích Hòa Bình là hang Chổ, với một mẫu than có ‘date’ đo được 29140±200 năm BP (‘BP’ nghĩa là ‘trước năm 1950’).[3] Ở vùng Đông Nam Á tới nay đã tìm thấy hơn một trăm địa điểm có di tích Hòa Bình, sớm nhứt là mái đá Tham Lod (Thái Lan) có ‘date’ 34130 năm BP,[4] và trễ nhứt là Huai Hin (Thái Lan) có ‘date’ 3700 năm BP.[5] Xưa nhứt là mái đá Xiaodong ở Vân Nam, có ‘date’ 43500 năm BP.[6]

Đồ đá Hòa Bình có nhiều thứ lắm, nhưng đều mang nét chung là cấu trúc ‘một mặt phẳng, một mặt lồi’ (plano-convex structure); dù vậy, một món đồ đúng kiểu Hòa Bình phải có đặc điểm kỹ thuật ra sao thì ta vẫn chưa rõ nên cũng khó cắt nghĩa Hòa Bình là gì.5 Nói dè dặt, Hòa Bình là một ‘kỹ thuật’ đẽo đá (stone knapping) của những nhóm người săn-hái trong quãng 40000–5000 năm BP, với những cách làm khác nhau tùy theo 1) đá cuội (cobble) hay đá sỏi (pebble), 2) ý tưởng của người đẽo, 3) công dụng của món đồ đẽo ra.5

Hình 1. đồ đá Hòa Bình ở VN (nhìn thẳng một mặt, có rìa bén).[7]

Từ năm 1994, giới khảo cổ đã coi Hòa Bình như một ‘nghề’ (industry) chớ không phải ‘văn hóa’ (culture) hay ‘công nghệ’ (technocomplex).[8] Dù vậy, nếu hiểu ‘văn hóa Hòa Bình’ theo hai ý: 1) đồ đá đục lỗ, và 2) cách chôn người chết gập giò [nằm thẳng hoặc nằm nghiêng], thì ta có ‘văn hóa Hòa Bình’ khắp một vùng rộng từ đảo Sumatra ở Indonesia lên tới bờ nam sông Dương Tử.[9]

Hình 2 mô tả bộ mặt một bà thổ dân Hòa Bình 25–35 tuổi, cao 152±4cm, sống cách nay 13640 năm, phỏng theo bộ xương còn 65%, chôn gập giò, nằm nghiêng, tìm thấy ở mái đá Tham Lod (Thái Lan). So với 25 nhóm người thời nay thì mặt của bà đó mang nhiều nét gần với 4 nhóm Tàu, Việt, Thái, Nhựt, hơn những nhóm châu Âu và châu Phi (Hayes et al[10]).

Hình 2. (Hayes et al10)

Thổ dân Hòa Bình có liên quan với người Việt thời nay hay chăng, ta sẽ tìm hiểu ở bài này.

2.2.  Khảo cứu

2.2.1.    Dữ liệu số đo sọ

Matsumura et al[11] khảo sát 16 số đo sọ của 89 nhóm người xưa và nay (hình 3).

Hình 3. (vẽ lại theo Matsumura et al11)

Hình 3 cho thấy hai lớp người khác nhau theo kiểu sọ:

  1. lớp săn-hái (màu đỏ trong hình): gồm một số mẫu Hòa Bình, thí dụ Gua Cha ở Malaysia, hang Làng Gạo và hang làng Bon ở VN, và những mẫu khác cùng thời (không phải Hòa Bình), xưa nhứt là Zhoukoudian ở miền bắc Đông Á (c 34000–18000 BP);
  2. lớp trồng lúa (màu lam trong hình): gồm một số mẫu ở VN thí dụ Mán Bạc (đá mới), Đông Sơn (đồng), Giồng Cá Vồ (sắt), và những mẫu khác.

Ngoài ra, còn một lớp người trồng lúa có kiểu sọ khác với lớp 1 và 2, nói tiếng Austronesian (màu cỏ úa trong hình) từ miệt Phước Kiến lan xuống ngang Hòa Diêm tới Gua Harimau ở Malaysia.11

Dù vậy, dựa theo số đo sọ mà nói, thì ta không biết có phải những nhóm Đông Nam Á thời nay, thí dụ người Việt, là do lớp 1 và lớp 2 pha trộn với nhau mà ra hay chăng, bởi vì kiểu sọ của người Việt thì không giống với nhóm Hòa Bình mà giống với kiểu sọ của những nhóm ở tuốt trên miền bắc Đông Á, thí dụ Jundushan (màu đen trong hình 3).

2.2.2.    Dữ liệu DNA trong ‘genome’

Tới nay, giới nhơn-chủng-học mới ‘đo’ được ‘genome’ của 43 mẫu ‘người xưa’ ở Đông Nam Á, trong đó có 2 mẫu người Hòa Bình và 1 mẫu người Việt thời nay (chi tiết ghi ở phụ lục).

McColl et al [12] phân tách ‘genome’ của 2 mẫu Hòa Bình và 23 mẫu ‘người xưa’, dựa theo các thành phần chánh trong ‘genome’ của những nhóm người thời nay nói tiếng khác nhau (hình 4).

Hình 4. (vẽ lại theo McColl et al12)

Hình 4 cho thấy thành phần chánh của hai mẫu Hòa Bình (Nam Á, màu lam) vẫn còn chút ít ở các mẫu người Việt thời đá mới (Vt833), thời Đông Sơn (Vt808), thời nay (Vt719). McColl et al12 cho rằng thổ dân Hòa Bình là lớp ‘tổ’ đầu tiên tạo ra người Việt thời nay.

Yang et al[13] cho biết thành phần Hòa Bình vẫn còn trong ‘genome’ của những nhóm người Đông Nam Á thời đá mới (màu cam ở hình 5E), nhưng tới thời nay thì thành phần Hòa Bình đã hết mà còn lại mấy thành phần Đông Á thôi (hình 5F).

Hình 5. (Yang et al13)

Ngược lại, Wang et al[14] cho biết thành phần Hòa Bình vẫn còn trong ‘genome’ của những nhóm Đông Nam Á, kể cả người Việt (Kinh, KHV) từ thời đá mới cho tới thời nay (màu cam ở hình 6).

Hình 6. (vẽ lại theo Wang et al14)

Tagore et al [15] phân tách ‘genome’ của 2 mẫu Hòa Bình và 41 mẫu ‘người xưa’, dựa theo các thành phần chánh trong ‘genome’ của những nhóm người thời nay nói tiếng khác nhau ở Ấn Độ và Đông Á (hình 7).

Hình 7. (vẽ lại theo Tagore et al15)

Hình 7 cho thấy thành phần chánh của 2 mẫu Hòa Bình (Austroasiatic ở Ấn, màu tím) vẫn còn trong ‘genome’ của 41 nhóm Đông Nam Á, kể cả người Việt từ thời đá mới cho tới thời nay, có điều thành phần đó đã giảm dần từ thời đá mới về sau do thành phần Đông Á tăng lên.

Chót hết, Aghakhanian [16] cho biết có 3 lớp ‘tổ’ tạo ra người Malaysia thời nay mà lớp đầu là thổ dân Hòa Bình.

2.3.  Thảo luận

Theo dữ liệu nêu trên, trong khi chờ dữ liệu mới, ta hiểu rằng:

  • thổ dân Hòa Bình có lẽ là một nhóm người Nam Á (hình 6 cho thấy ‘genome’ của nhóm Juang ở Ấn thời nay có gần 100% là thành phần Hòa Bình).
  • thổ dân Hòa Bình ở miền bắc VN là một lớp ‘tổ’ tạo nên người Việt thời nay.

2.4.  Phụ lục

43 mẫu ‘người xưa’ ở Đông Nam Á có ‘genome’ dùng trong những báo cáo khảo cứu nêu ở bài này (McColl et al,12 Tagore et al15).

nhómđịa điểmtên‘date’ (BP)thời kỳ
11.         Pha Faen (Lào)La3687950–7794Hòa Bình, chôn gập giò
2.         Gua Cha (Malaysia)Ma9114415–4160Hòa Bình
23.         Mái đá Điều (VN)Vt8334291–4006đá mới muộn
4.         Hòn Hai (VN)Vt880đá mới muộn
5.         Tam Pa Ping (Lào)La3643071–2880đá mới muộn – đồng
6.         Tam Hang (Lào)La7272378–2184chôn lấn vô chỗ của người Hòa Bình
7.         Tam Hang (Lào)La898chôn lấn vô chỗ của người Hòa Bình
8.         Gua Cha (Malaysia)Ma9122690–2349đá mới muộn
39.         Mái đá Điều (VN)Vt7772349–2180đá mới muộn
10.      Núi Nấp (VN)Vt7792336–2157Đông Sơn
11.      Núi Nấp (VN)Vt7812340–2158Đông Sơn
12.      Núi Nấp (VN)Vt7962303–2041Đông Sơn
13.      Núi Nấp (VN)Vt8082343–2158Đông Sơn
3.114.      Long Long Rak (Thái)Th5311691–1537sắt
15.      Hòn Hai (VN)Vt719307–0chôn lấn vô chỗ của Vt880 (nhóm 2)
416.      Long Long Rak (Thái)Th5191815–1625sắt
17.      Long Long Rak (Thái)Th5211813–1620sắt
18.      Long Long Rak (Thái)Th5301730–1570sắt
19.      Long Long Rak (Thái)Th7031732–1571sắt
4.120.      Nậm Tun (VN)Vt7782750–2500đá mới muộn
521.      Loyang Ujung (Indonesia)In6611925–1818đá mới muộn – sắt, chôn gập giò
22.      Loyang Ujung (Indonesia)In6622304–2048đá mới muộn – sắt, chôn gập giò
623.      Supu Hujung (Malaysia)Ma554505–326lịch sử
24.      Kinabatagan (Malaysia)Ma555452–299lịch sử
25.      Nagsabaran (Philippines)Phl5341880–1730gốm đỏ (red-slipped pottery)
26.      Mán Bạc (VN)I06274100–3600đá mới
27.      Mán Bạc (VN)I29474100–3600đá mới
28.      Mán Bạc (VN)I109734100–3600đá mới
29.      Mán Bạc (VN)I06264100–3600đá mới
30.      Mán Bạc (VN)I18594100–3600đá mới
31.      Mán Bạc (VN)I11374100–3600đá mới
32.      Mán Bạc (VN)I11354100–3600đá mới
33.      Mán Bạc (VN)I27314100–3600đá mới
34.      Ban Chiang (Thái)I89783500–2400đá mới muộn – sắt
35.      Ban Chiang (Thái)I89743500–2400đá mới muộn – sắt
36.      Ban Chiang (Thái)I89773500–2400đá mới muộn – sắt
37.      Ban Chiang (Thái)I44583500–2400đá mới muộn – sắt
38.      Ban Chiang (Thái)I89703500–2400đá mới muộn – sắt
39.      Oakaie (Myanmar)I40113200–2700đồng
40.      Oakaie (Myanmar)I72383200–2700đồng
41.      Núi Nấp (VN)I24972100–1900đồng
42.      Núi Nấp (VN)I29482100–1900đồng
43.      Vat Komnou (Cao Miên)I16801900–1700sắt

[1] Joyce White, Emergence of cultural diversity in mainland Southeast Asia: a view from prehistory, in Dynamics of human diversity, 9-46, ed N. J. Enfield. Pacific Linguistics, 2011.

[2] Nguyễn Lân Cường, Những nghiên cứu cổ nhân học quan trọng của Việt Nam (1906 – 2018). Khoa Học, Đại học Đà Lạt, tập 9, số 3, 2019.

[3] Seonbok Yi, June-Jeong Lee, Seongnam Kim, Yongwook Yoo and Dongwan Kim, New data on the Hoabinhian: Investigations at Hang Cho cave, Northern Vietnam. IPPA Bulletin 28, 2008, pp. 73-79.

[4] Suraprasit, K., Shoocongdej, R., Chintakanon, K. et al. Late Pleistocene human paleoecology in the highland savanna ecosystem of mainland Southeast Asia. Sci Rep 11, 16756 (2021). https://doi.org/10.1038/s41598-021-96260-4

[5] Hubert Forestier, Yuduan Zhou, Prasit Auetrakulvit, Chawalit Khaokhiew, Yinghua Li, et al..

Hoabinhian variability in Mainland Southeast Asia revisited: The lithic assemblage of Moh Khiew

Cave, Southwestern Thailand. Archaeological Research in Asia, Elsevier, 2021, 25, pp.100236.

10.1016/j.ara.2020.100236ff. ffhal-03005587

[6] Ji, X., et al., The oldest Hoabinhian technocomplex in Asia (43.5 ka) at Xiaodong rockshelter, Yunnan Province,

southwest China, Quaternary International (2015), http://dx.doi.org/10.1016/j.quaint.2015.09.080

[7http://www.covatvietnam.info/co-vat-chat-lieu-da/van-hoa-hoa-binh-nen-van-hoa-thuoc-so-ky-thoi-dai-do-da-moi/

[8] Thanon Chitkament, Evolution of the technical behaviours during the Late Pleistocene and Early Holocene in North-Western Thailand, with special reference to the lithic industry from Tham Lod rockshelter (District Pang Mapha, Mae Hong Son province). Ph.D. thesis, 2016.

[9] Valery Zeitoun, Prasit Auetrakulvit, Antoine Zazzo, Alain Pierret, Stephane Frere, Hubert Forestier, Discovery of an outstanding Hoabinhian site from the Late Pleistocene at Doi Pha Kan (Lampang province, northern Thailand). Archaeological Research in Asia 18(2019)1–16.

[10] Susan Hayes, Rasmi Shoocongdej, Natthamon Pureepatpong, Sanjai Sangvichien & Kanoknart Chintakanon, A Late Pleistocene woman from Tham Lod, Thailand: the influence of today on a face from the past. Antiquity 91 356 (2017): 289–303.

[11] Hirofumi Matsumura, Hsiao-chun Hung, Charles Higham, Chi Zhang, Mariko Yamagata, Lan Cuong Nguyen, Zhen Li, Xue-chun Fan, Truman Simanjuntak, Adhi Agus Oktaviana, Jia-ning He, Chung-yu Chen, Chien-kuo Pan, Gang He, Guo-ping Sun, Weijin Huang, Xin-wei Li, Xing-tao Wei, Kate Domett, Siân Halcrow, Kim Dung Nguyen, Hoang Hiep Trinh, Chi Hoang Bui, Khanh Trung Kien Nguyen & Andreas Reinecke, Craniometrics reveal “two layers” of prehistoric human dispersal in Eastern Eurasia. Scientific Reports | (2019) 9:1451.

[12] McColl H, Racimo F, Vinner L, Demeter F, Gakuhari T, Moreno-Mayar JV, van Driem G, Gram Wilken U, Seguin-Orlando A, de la Fuente Castro C, Wasef S, Shoocongdej R, Souksavatdy V, Sayavongkhamdy T, Saidin MM, Allentoft ME, Sato T, Malaspinas AS, Aghakhanian FA, Korneliussen T, Prohaska A, Margaryan A, de Barros Damgaard P, Kaewsutthi S, Lertrit P, Nguyen TMH, Hung HC, Minh Tran T, Nghia Truong H, Nguyen GH, Shahidan S, Wiradnyana K, Matsumae H, Shigehara N, Yoneda M, Ishida H, Masuyama T, Yamada Y, Tajima A, Shibata H, Toyoda A, Hanihara T, Nakagome S, Deviese T, Bacon AM, Duringer P, Ponche JL, Shackelford L, Patole-Edoumba E, Nguyen AT, Bellina-Pryce B, Galipaud JC, Kinaston R, Buckley H, Pottier C, Rasmussen S, Higham T, Foley RA, Lahr MM, Orlando L, Sikora M, Phipps ME, Oota H, Higham C, Lambert DM, Willerslev E. The prehistoric peopling of Southeast Asia. Science. 2018 Jul 6;361(6397):88-92. doi: 10.1126/science.aat3628. PMID: 29976827.

[13] M. A. Yang et al., Science 10.1126/science.aba0909 (2020).

[14] Tianyi Wang, Wei Wang, Guangmao Xie, Zhen Li, Xuechun Fan, Qingping Yang, Xichao Wu, Peng Cao,

Yichen Liu, Ruowei Yang, Feng Liu, Qingyan Dai, Xiaotian Feng, Xiaohong Wu, Ling Qin, Fajun Li, Wanjing

Ping, Lizhao Zhang, Ming Zhang, Yalin Liu, Xiaoshan Chen, Dongju Zhang, Zhenyu Zhou, Yun Wu, Hassan

Shafiey, Xing Gao, Darren Curnoe, Xiaowei Mao, E. Andrew Bennett, Xueping Ji, Melinda A. Yang, Qiaomei

Fu. “Human population history at the crossroads of East and Southeast Asia since 11,000 years ago,” Cell,

Volume 184, Issue 14, 2021, 3829-3841.e21, https://doi.org/10.1016/j.cell.2021.05.018.

[15] Tagore, D., Aghakhanian, F., Naidu, R. et al. Insights into the demographic history of Asia from common ancestry and admixture in the genomic landscape of present-day Austroasiatic speakers. BMC Biol 19, 61 (2021). https://doi.org/10.1186/s12915-021-00981-x

[16] Aghakhanian F, Hoh BP, Yew CW, Kumar Subbiah V, Xue Y, Tyler-Smith C, Ayub Q, Phipps ME. Sequence analyses of Malaysian Indigenous communities reveal historical admixture between Hoabinhian hunter-gatherers and Neolithic farmers. Sci Rep. 2022 Aug 12;12(1):13743. doi: 10.1038/s41598-022-17884-8. PMID: 35962005; PMCID: PMC9374673.

admin

About Author

You may also like

Lịch sử Việt Nam

Nguồn gốc người Việt – Phần 1

  • Tháng mười hai 1, 2023
1.   Giới thiệu 1.1.  Đại phong là gì? Với loạt bài này, tôi muốn trình bày một số kết quả
Lịch sử Việt Nam

Nguồn gốc người Việt – Phần 3

  • Tháng mười hai 2, 2023
3.   Ba nhóm người xưa Ở bài trước, ta được biết thổ dân Hòa Bình là một lớp ‘tổ’ đã truyền lại